4 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền – Fleurs de LISA - Hoa lụa phong cách Pháp
4 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền

4 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền

kinh doanh nhượng quyền



Anh chị muốn bắt đầu kinh doanh, nhưng còn đang phân vân về quyết định của bản thân? Có hàng ngàn thương vụ nhượng quyền đã tạo ra doanh thu hàng tỷ đồng. Có ý kiến cho rằng nhượng quyền chưa chắc đã đảm bảo thành công, nhưng qua số liệu thống kê cho thấy, so với các doanh nghiệp độc lập nhỏ, các công ty nhượng quyền như Fleurs de LISA có cơ hội thành công cao hơn trong một thời gian dài. Có thể nói, nhượng quyền là phương án hoàn hảo cho những người không muốn bắt đầu kinh doanh một mình.


Trước khi tiến hành mua nhượng quyền, anh chị hãy tự hỏi bản thân và trả lời những câu hỏi sau:


“Tôi muốn bắt đầu kinh doanh. Liệu nhượng quyền có phải là mô hình phù hợp với tôi hay không?”

Nhượng quyền không sinh ra để dành cho tất cả những người có ý định kinh doanh. Đối với nhiều người, đó là một cách để họ trở thành “sếp” của chính họ, nhưng họ vẫn cần có trách nhiệm liên đới với doanh nghiệp. Bắt đầu kinh doanh một mình sẽ đối mặt rất nhiều áp lực. Khi trở thành chủ sở hữu nhượng quyền, anh chị sẽ trở thành người quản lý, song song đó anh chị vẫn phải báo cáo cho bên nhượng quyền. Một số người coi nhượng quyền như một cách để kiếm thu nhập. Khi chấp thuận việc nhượng quyền thương mại, đồng nghĩa với việc anh chị biết được đó là mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm trên thị trường và có kết quả tốt. Anh chị phải bỏ ra khá nhiều khoản chi phí trong việc tự điều hành một doanh nghiệp khởi nghiệp, vì vậy đây là một lý do khiến mọi người thích mua nhượng quyền.


“Tôi có sẵn sàng đầu tư thời gian để bắt đầu kinh doanh lại một lần nữa?”

Câu trả lời nhất định phải là càng chăm chỉ càng tốt. Là một thương hiệu nhượng quyền mới, anh chị sẽ thấy rằng bên nhượng quyền đã có sẵn một hệ thống quản lý, làm việc để giúp anh chị thành công. Đây có thể nói là mối quan hệ win-win giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Người nhận quyền không làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều hoặc bất kỳ khoảng thời gian được mặc định sẵn. Người nhận quyền cần cân bằng công việc của họ với các việc khác, chẳng hạn như nuôi con, học tập hoặc chăm sóc gia đình. Không có công thức chung cho thành công, nhưng anh chị sẽ dần thấy thành quả của công việc mà mình đã đổ mồ hôi công sức và bên cạnh đó anh chị sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn, bởi bên cạnh anh chị luôn có sự hỗ trợ từ nhà nhượng quyền.


“Khó khăn khi nhượng quyền mà tôi sẽ phải đối mặt là gì?”

Khi bắt đầu kinh doanh luôn tồn tại một sự sợ hãi nhất định. Mô hình nhượng quyền có ít rủi ro hơn, nhưng không lấy gì đảm bảo bởi nhượng quyền vẫn là một hình thức kinh doanh, buôn bán, tức là vẫn liên quan tới tiền. Cái giá để một người nhận quyền trả cho bên doanh nghiệp không phải là rẻ bởi anh chị đang phải trả cho toàn bộ hệ thống, sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp đã mất nhiều năm mới gây dựng được. Mỗi khoản phí nhượng quyền khác nhau, nhưng tùy thuộc vào doanh nghiệp cũng như bối cảnh thị trường. Nhà nhượng quyền sẽ hỗ trợ anh chị với các sản phẩm và dịch vụ mà anh chị cần để điều hành doanh nghiệp của mình. Mỗi nhượng quyền sẽ có những cơ cấu tổ chức khác nhau. Anh chị có thể bắt gặp một nhà nhượng quyền yêu cầu 13,5% tổng doanh số của năm. Một số nhà nhượng quyền khác sẽ yêu cầu tỷ lệ phần trăm thấp hơn của tổng doanh thu ngoài một số tiền cố định.


“Ai sẽ là người đứng ra đào tạo cho nhân viên của tôi?”

Bên cung cấp nhượng quyền sẽ có bộ tiêu chí nhân viên từ cách chốt sales, nhiệm vụ trong công việc cho đến đồng phục, thái độ nhân viên hay chế độ thưởng phạt. Sử dụng kế hoạch của bên nhượng quyền để làm cơ sở cho tương lai. Hãy nhớ rằng, nhà nhượng quyền sẽ không muốn anh chị thất bại, vì vậy anh chị có thể sử dụng những hướng dẫn của họ để đào tạo nhân viên của mình. Bộ mặt của cơ sở nhượng quyền do anh chị quản lý chính là các nhân viên vì thế cần đảm bảo mọi thứ theo kế hoạch để tránh những rủi ro không đáng có.


Bắt đầu nhượng quyền không đảm bảo thành công 100%, nhiều nhà nhượng quyền đã gặp  thất bại trước đó, nhưng thực hiện đúng các kế hoạch có thể làm tăng khả năng thành công của anh chị. Làm việc chăm chỉ, xây dựng chiến lược kinh doanh vững chắc, nghiên cứu và đào tạo hợp lý sẽ giúp anh chị thành công. Anh chị có muốn đạt được thành công trong kinh doanh nhờ mô hình này? Hãy tìm hiểu thêm về Fleurs de LISA và hình thức nhượng quyền của cửa hàng.




Fleurs de LISA là cửa hàng hoa lụa cao cấp mang phong cách Pháp đầu tiên tại Hà Nội, tọa lạc tại số 06 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoa lụa cao cấp, Fleurs de LISA mong muốn mang đến cho khách hàng một không gian mua sắm hoa sang trọng, ấm cúng và đẳng cấp.

Nếu anh chị muốn xem thông tin về Fleurs de LISA cũng như các sản phẩm của hãng, vui lòng truy cập  vào website: https://fleursdelisa.vn/

Để biết thêm thông tin chi tiết về nhượng quyền thương hiệu Fleurs de LISA, xin liên hệ theo đường dây nóng: 096 185 77 88


nhượng quyền Fleurs de LISA

Gửi bình luận